Mất khứu giác phải chữa trị như thế nào?

Mất khứu giác là tình trạng phổ biến xảy ra khi bạn không cảm nhận được mùi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mọi người gặp phải vấn đề này. Không phải ai cũng biết chữa trị đúng cách khi bị mất khứu giác, nhiều người chọn để tự khỏi. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần biết cách chữa trị kịp thời khi gặp phải tình trạng này. 

Mất khứu giác hiện nay như thế nào? 

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi, mất khứu giác là bệnh gì? Đây không phải là một căn bệnh mà là một trình trạng xảy ra do nhiều căn bệnh khác nhau. Mất khứu giác là tình trạng mất cảm giác ngửi mùi. Nó xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tắc nghẽn trong mũi, viêm niêm mạc, bệnh thần kinh khứu giác hoặc chức năng não bị thay đổi. 

Nếu gặp phải vấn đề về rối loạn khứu giác, cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp. Mất mùi có thể là một phần (hyposemia) hoặc hoàn toàn (anosmia), và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mặc dù hiếm khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng. Mất mùi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bằng cách khiến người bị mất hứng thú với việc ăn uống và thưởng thức. Từ đó cũng có thể dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí trầm cảm.

Tìm hiểu về tình trạng mất khứu giác
Tìm hiểu về tình trạng mất khứu giác

Nguyên nhân gây mất khứu giác 

Mất khứu giác có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống thường ngày. Mọi người thường sẽ xảy ra một số tình trạng như viêm mũi họng cấp, viêm xoang, viêm niêm mạc mũi, viêm niêm mạc xoang và các bệnh viêm mũi họng khác. Những căn bệnh này hoàn toàn có thể gây ra sự tắc nghẽn hoặc viêm tại đường hô hấp trên. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi.

Bên cạnh đó đau đầu hoặc chấn thương đầu có thể làm suy giảm hoặc mất khả năng cảm nhận mùi. Bệnh lý tuyến giáp như viêm tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây mất khứu giác.

Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng. Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc kháng histamin có thể làm suy giảm hoặc mất khả năng cảm nhận mùi.

Tiếp xúc với một số hóa chất như chất độc học, chất ăn mòn hoặc khí độc có thể gây ra tổn thương hoặc suy giảm khả năng cảm nhận mùi. Ngoài các nguyên nhân nói trên, mất khứu giác còn có thể được gây ra bởi một số bệnh lý khác như ung thư, bệnh lý gan, bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây mất khứu giác 
Nguyên nhân gây mất khứu giác

Cách điều trị bệnh mất khứu giác 

Cách điều trị mất khứu giác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu mất khứu giác là do tắc nghẽn mũi, các biện pháp giảm viêm và thông mũi sẽ được áp dụng như sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm viêm. Hoặc sử dụng bình xịt muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp.

Đối với trường hợp mất khứu giác do viêm xoang hoặc polyp mũi, các phương pháp như phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc có thể được sử dụng. Nếu mất khứu giác là do chấn thương đầu hoặc thần kinh khứu giác bị tổn thương, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liệu pháp điều trị tùy theo mức độ tổn thương.

Trong trường hợp mất khứu giác tạm thời do cảm lạnh hoặc cúm. Các biện pháp tự chăm sóc như sử dụng bình xịt muối sinh lý. Hoặc bình rửa mũi có thể giúp giảm tình trạng tắc nghẽn và khôi phục khả năng ngửi.

Ngoài ra, điều trị mất khứu giác cũng có thể bao gồm các phương pháp thay thế. Chẳng hạn như sử dụng hương liệu và gia vị để cải thiện trải nghiệm vị giác. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này chỉ là giải pháp tạm thời và không giúp khôi phục hoàn toàn khả năng ngửi của người bệnh. Nếu bạn gặp tình trạng mất khứu giác, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh mất khứu giác 
Cách điều trị bệnh mất khứu giác

Cách phòng ngừa mất khứu giác hiệu quả

Để không gặp phải tình trạng mũi ko ngửi được mùi thì mọi người cần biết cách phòng ngừa. Dưới đây sẽ là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. 

Tránh tiếp xúc với chất hóa học độc hại

Tiếp xúc với một số hóa chất như khói, hơi hoặc hóa chất độc hại có thể gây tổn thương màng nhầy mũi và dẫn đến mất khứu giác. Vì vậy, hạn chế tiếp xúc với các chất này sẽ giúp giảm nguy cơ mất khứu giác.

Khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn nên sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi và hệ thống hô hấp của mình khỏi bụi và chất độc hại.

Điều trị các bệnh lý mũi dị ứng

Nhiều người mắc bệnh dị ứng mũi và chúng có thể dẫn đến việc nghẹt mũi và viêm màng nhầy mũi, làm suy giảm khả năng ngửi. Điều trị các bệnh lý mũi dị ứng sớm có thể giúp phòng ngừa mất khứu giác.

Tập thể dục và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cách tốt nhất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả hệ thống hô hấp và khứu giác. Điều này cần được thực hiện mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. 

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp phát hiện và điều trị các vấn đề về sức khỏe liên quan đến mất khứu giác kịp thời, giúp tăng khả năng phục hồi.

Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ung thư

Một số loại thuốc chống ung thư có thể gây tổn thương đến các tế bào trong mũi và dẫn đến mất khứu giác. Nếu bạn phải sử dụng các loại thuốc này, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu cách giảm thiểu nguy cơ mất khứu giác.

Sử dụng bình rửa mũi Dr.Green

Bình rửa mũi Dr.Green là một phương tiện hữu hiệu trong việc phòng ngừa mất khứu giác. Bằng cách sử dụng bình rửa mũi Dr.Green, bạn có thể loại bỏ các chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus và các tạp chất trong mũi, giúp giảm thiểu nguy cơ mất khứu giác.

Để sử dụng bình rửa mũi Dr.Green, trước hết bạn cần pha dung dịch muối sinh lý trong nước sạch. Sau đó, đặt mũi vào bình rửa mũi và nghiêng đầu sang một bên. Lắc nhẹ bình rửa mũi để dung dịch chảy qua mũi và từ mũi bên kia chảy ra. Sau khi sử dụng, bạn cần làm sạch bình rửa mũi và để khô trước khi sử dụng lần tiếp theo.

Sử dụng bình rửa mũi Dr.Green thường xuyên
Sử dụng bình rửa mũi Dr.Green thường xuyên

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về tình trạng mất khứu giác. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến vấn đề này bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng